Dự án Khu nhà vườn liền kề TIG Đại Mỗ tọa lạc ngay trong khu dân cư làng Đại Mỗ trù phú và dân trí cao, với bề dày truyền thống lịch sử lâu đời. Đây là mảnh đất văn vật vượng khí, nơi sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt đất Bắc. Dự án nằm trên mặt đường quy hoạch 25 – 40 m tiếp giáp khu đô thị VinCity của Tập đoàn Vingroup, gần đường Lê Văn Lương kéo dài và trục đại lộ Thăng Long, khu văn phòng trụ sở các Bộ, ngành Trung ương.
Nhân dân trong vùng phía Tây Nam Thành Thăng Long xưa thường truyền tụng câu ca: “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương” và “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót”, Mỗ (tức vùng Đại Mỗ), La (tức vùng La Khê – La Cả); Canh (tức vùng Xuân Phương); Cót (tức vùng Yên Hòa, Trung Hòa). Trong đó Đại Mỗ được vinh danh ở thứ hạng bậc nhất trong bốn địa danh trên. Đại Mỗ trước đây gọi là Thiên Mỗ, đến thời vua Tự Đức đã đổi tên Thiên Mỗ thành Đại Mỗ (để không phạm đến trời). Đất Đại Mỗ được vinh danh từ xưa vì là nơi nổi tiếng về sự hiếu học, đỗ đạt và có nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh. Đặc biệt nhất là ba ông cháu dòng họ Nguyễn Quý ba đời nối tiếp nhau thi đỗ cao, nối tiếp nhau làm Tể tướng, khi mất đi đều được phong làm phúc thần, là hiện tượng xưa nay hiếm có ở Việt Nam. Đó là: Nguyễn Quý Đức (1648-1720), con là Nguyễn Quý Ân (1673 -1722), cháu là Nguyễn Quý Kính (1693-1766). Trong đó đường Nguyễn Quý Đức đã được đặt tên ở thủ đô Hà Nội.
Hiện tại phường Đại Mỗ có các Chùa đều đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích: Chùa Trùng Quang (còn gọi là chùa Cả) được xây dựng từ thời Lý, Chùa Ngọc Trụ (còn gọi Đại Phúc Tự) xây dựng cách đây 500 năm, chùa An Thái (còn gọi là Linh Thông Tự) xây dựng thời vua Lê Dụ Tông, chùa Giao Quang (Còn gọi Phúc Lâm Tự) xây dựng cuối thế kỷ 19, chùa Sét (còn gọi Linh Quang Tự) xây dựng thời nhà Nguyễn.
Các Đình ở phường Đại Mỗ: Đình Đại Mỗ có gần 1000 năm nay, đình An Thái xây dựng vào cuối thời Lê, đình Ngọc Trụ xây dựng vào cuối thời Hậu Lê, đình Giao Quang xây dựng vào thời nhà Nguyễn (trước năm 1901). Đình Bổ (thuộc Xóm Chợ).
Các đình này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, trong đó thờ Thành Hoàng làng là vị Thủy Thần Đức Thủy Hải Long Vương. Theo truyền thuyết ngài là một trong năm mươi người con của Lạc Long Quân theo cha xuống biển dạy dân làm nghề cấy trồng lúa nước và thờ nhân thần là bà Ả Lã Nàng Đê – một nữ tướng của Hai Bà Trưng, được phong đất ở đây và đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng chống quân xâm lược nhà Hán, được nhân dân ở đây suy tôn là Đô Hộ Thành Hoàng đệ nhất và thường tôn gọi là Đức Thánh Mẫu. Ngoài ra các đình còn thờ tướng Đào Trực thời Tiền Lê và ba vị Đại Vương họ Nguyễn Quý.
Khu đất do CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đang thực hiện dự án Khu nhà vườn liền kề TIG Đại Mỗ thuộc xóm Chợ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Về nguồn gốc lịch sử, khi Tể tướng Nguyễn Quý Đức (1648-1720 ) được Vua cấp cho ba mươi mẫu Lộc điền, ông đã cắt ra bốn mẫu để lập chợ Khánh Nguyên, số ruộng còn lại được chia cho tám giáp làm ruộng công. Ông được nhân dân Đại Mỗ tôn làm Thành Hoàng làng, cho đến nay khu đất này vẫn được gọi là xóm Chợ thuộc phường Đại Mỗ. CTCP Cao su Chất dẻo Đại Mỗ hoạt động trên khu đất này được di chuyển lên Lương Sơn (Hòa Bình) theo chủ trương quy hoạch của UBND TP Hà Nội, để nơi đây chuyển đổi thành khu vực nhà ở sầm uất thấp tầng thuộc vành đai xanh sông Nhuệ, lan tỏa của trục Đại lộ Thăng Long.
Về mặt phong thủy các dãy nhà liền kề trong dự án này đều thuộc phương hướng Đại Cát ở thời kì Bát Vận (tính từ năm 2004 đến năm 2023 địa cầu đi vào thời kì gọi là Bát vận của 20 năm) mà trong phong thủy thường gọi là “Nhà Vượng sơn Vượng hướng” – Đinh tài đều vượng, đó là :
- Dãy nhà thứ nhất và thứ ba : Tọa Mùi hướng Sửu (Hướng Đông Bắc lệch Bắc)
- Dãy nhà thứ hai : Tọa Sửu hướng Mùi (Hướng Tây Nam lệch Nam)
- Dãy nhà thứ tư: Tọa Càn hướng Tốn (Hướng chính Đông Nam) và tọa Hợi hướng Tỵ (Hướng Đông Nam lệch Nam).
Đặc biệt cách khu đất này 100m về phía Bắc có đền Hàm Rồng. Tương truyền Cao Biền – là một nhân vật rất giỏi về địa lý, được Vua Đường Trung Tông phong làm Tiết Độ Sứ sang cai quản Giao Châu (tên gọi của Việt Nam khi đó) từ năm 866 đến 875 khi đi qua đây đã phát hiện ra Giếng Ngọc (tức mắt rồng), sau đó người dân ở đây đã lập nên Đền Hàm Rồng có tiếng linh thiêng.